Nhằm tăng cường quản lý công tác khám sức khỏe lái xe và cấp cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế đã ban hành văn bản số 2539/SYT-NVY ngày 01/10/2022 về việc tăng cường quản lý công tác khám sức khỏe lái xe và cấp cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó yêu cầu các đơn vị thực hiện một số nội dung sau:
1. Công tác khám sức khỏe lái xe: Tiếp tục thực hiện các nội dung tại Công văn số 426/SYT-NVY ngày 12/3/2021 của Sở Y tế về việc tăng cường quản lý công tác khám sức khỏe, đặc biệt chú trọng rà soát quy trình, điều chỉnh kịp thời những thiếu sót nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định công tác khám sức khỏe cho người lái xe theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015 của Bộ Y tế - Giao thông vận tải và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị.
2. Các đơn vị điều trị
Thực hiện kiểm tra nồng độ cồn trong máu theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BYT-BCA ngày 23/7/2014 của liên Bộ Y tế - Bộ Công an quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Kiểm tra nồng độ cồn trong máu với những trường hợp được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BYT-BCA, cụ thể như sau:
Tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh và máu để đảm bảo khả nâng cao nhất trong việc tiếp nhận, cứu chữa nạn nhân tai nạn giao thông, giảm thiểu thiệt hại tối đa về người trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh;
Thành lập các Đội cấp cứu ngoại viện với đầy đủ nhân lực, thuốc, các trang thiết bị phục vụ cấp cứu tại chỗ theo quy định tại Quyết định số 3385/QĐ-BYT ngày 18/9/2012 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục Vali thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ô tô cứu thương; thường trực sẵn sàng lên đường đến ngay hiện trường vụ tai nạn khi nhận được thông tin để cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông;
Giao Bệnh viên Đa khoa tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn hàng năm về kỹ thuật cấp cứu tai nạn giao thông cho Đội cấp cứu ngoại viện của các đơn vị điều trị trong ngành và báo cáo kết quả về Sở Y tế theo quy định;
Sẵn sàng phối hợp với cơ quan chức năng và cung cấp các tài liệu liên quan khi có chỉ đạo của Sở Y tế để phục vụ công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật.
3. Trung tâm Y tế các huyện, thành phố: triển khai tới các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn sẵn sàng trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để sơ cấp cứu kịp thời cho nạn nhân bị tai nạn giao thông.
4. Trung tâm Cấp cứu 115, xây dựng phương án vận chuyển cấp cứu kịp thời nạn nhân bị tai nạn giao thông, đặc biệt với các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến nhiều người trên địa bàn tỉnh.
5. Phòng nghiệp vụ Y, Sở Y tế: xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác khám sức khỏe lái xe đối với các cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe đã được công bố; phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức kiểm tra xét nghiệm ma túy đối với người lái xe kinh doanh vận tải theo kế hoạch hàng năm của Tổ công tác liên ngành chuyên trách chỉ đạo công tác khám sức khỏe đối với người lái xe kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.
Có thể nói, việc tăng cường quản lý công tác khám sức khỏe lái xe và cấp cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh của Sở Y tế có ý nghĩa rất quan trọng, qua đó góp phần giảm tử vong và di chứng của các nạn nhân bị tai nạn giao thông đồng thời đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn./.
VP Ban ATGT tỉnh