Các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các đối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Thứ năm, 16/02/2023 Đã xem: 146 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Trong thời gian qua tình hình tai nạn giao thông đường sắt tiếp tục gia tăng tại một số lối đi tự mở trên các tuyến đường sắt Quốc gia. Căn cứ văn bản số 308/ĐS-ANAT ngày 14/02/2023 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và thực hiện Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 108/UBND-VP4 ngày 16/02/2023 chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

         Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố: Ninh Bình, Tam Điệp, Hoa Lư, Yên Mô và các đơn vị liên quan căn cứ đề xuất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các lối đi tự mở qua đường sắt và Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ để nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

         Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện theo quy định. Trong quá trình thực hiện, chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, tổng hợp, báo cơ quan có thẩm quyền để kịp thời chỉ đạo.

Quá trình thực hiện cần quan tâm chỉ đạo một số nội dung như sau:

1. Các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại lối đi tự mở trong thời gian chưa xóa bỏ, nhất là các lối đi có chiều rộng lớn hơn 3m và có lưu lượng xe cơ giới đường bộ qua lại nhiều:

- Tổ chức cảnh giới tại các lối đi tự mở là điểm đen, điểm tiềm ẩn có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông; phối hợp với ngành đường sắt hướng dẫn nghiệp vụ cho người được địa phương của ra làm nhiệm vụ cảnh giới (định kỳ hàng năm hoặc khi có nhu cầu, đề nghị địa phương lập danh sách gửi về Chi nhánh Khai thác Đường sắt trên địa bàn để tổ chức bổ túc, bồi dưỡng nghiệp vụ cảnh giới); cắm bổ sung biển cảnh báo “Chú ý tàu hỏa”; xây dựng gồ, gờ giảm tốc; làm êm thuận bề mặt lối đi tự mở; lắp đặt đèn nháy vàng tại một số lối đi tự mở ít người qua lại mà không cần đến việc xây dựng đường gom, hàng rào;

- Tổ chức kiểm tra, ra soát và đưa ra các giải pháp đảm bảo an toàn phù hợp với từng lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn. Nhất là các lối đi tự mở có chiều rộng lớn hơn 03m, có đường bộ chạy song song với đường sắt và lưu lượng xe cơ giới đường bộ có tải trọng lớn qua lại;

- Bổ sung biển hạn chế phương tiện giao thông: chỉ cho phép xe ô tô dưới 09 chỗ ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2,5 tấn qua lại; thực hiện theo quy định tại Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đường sắt Quốc gia đi qua trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các điểm giao cắt đường bộ - đường sắt nói chung và các vị trí địa phương đang tổ chức cảnh giới;

- Triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các lối đi tự mở theo Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt.

2. Công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các đường ngang:

- Bổ sung hệ thống biển báo hiệu đường bộ, cọc tiêu, vạch kẻ đường, vạch “Dừng xe”, gờ giảm tốc, gồ giảmm tốc;

- Sửa chữa mặt đường bộ tại khu vực đường ngang đảm bảo em thuận và đúng độ dốc theo quy định tại Thông tư số 25/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 của Bộ Giao thông vận tải;

- Phát quang tầm nhìn đường bộ tại khu vực đường ngang;

- Xem xét, nghiên cứu kết nối tín hiệu đường bộ - đường sắt tại một số đường ngang để đảm bảo an toàn và giảm ùn tắc giao thông theo quy định tại Thông tư số 28/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 của Bộ Giao thông vận tải;

- Đối với các đường ngang chuyên dùng, nội bộ của các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, cảnh giới. Đề nghị UBND địa phương chỉ đạo tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện qua lại./.

VP Ban An toàn giao thông tỉnh

Ý kiến bạn đọc