Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-ĐS ngày 02/01/2024 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về việc đảm bảo an toàn chạy tàu, trật tự an toàn giao thông đường sắt năm 2024. Công ty cổ phần đường sắt Hà Ninh đã ban hành Kế hoạch hành động số 05/KH- ĐSHN ngày 04/01/2024 về đảm bảo an toàn chạy tàu, trật tự an toàn giao thông đường đường sắt năm 2024.
Kế hoạch xác định công tác bảo đảm an toàn chạy tàu là giá trị cốt lõi, xuyên suốt và gắn liền với sự tồn tại và phát triển Công ty, vì vậy, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người lao động cũng gắn liền với công tác bảo đảm an toàn chạy tàu, trật tự an toàn giao thông đường sắt. Với quan điểm quán triệt phương châm “Chủ động phòng ngừa, tích cực giải quyết, khắc phục triệt để, ứng phó kịp thời” mọi lúc, mọi nơi, mọi cá nhân, mọi đơn vị. Thực hiện toàn diện, đồng bộ liên tục các chủ trương, giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là đảm bảo an toàn tàu chạy trong điều kiện vừa thi công vừa tổ chức chạy tàu và đảm bảo an toàn tại các đường ngang, lối đi tự mở qua đường sắt. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị và cán bộ, công nhân viên toàn Công ty trong công tác bảo đảm an toàn giao thông. Thủ trưởng các đơn vị phải luôn quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng đặc biệt của công tác bảo đảm an toàn giao thông, luôn coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong việc thực thi nhiệm vụ; tổ chức ký cam kết về đảm bảo an toàn chạy tàu giữa thủ trưởng cấp trên với thủ trưởng cấp dưới, thủ trưởng cấp dưới với người lao động. Củng cố và xây dựng lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông vững vàng về bản lĩnh, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng ngăn ngừa có hiệu quả để hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, vi phạm quy trình quy phạm, nội quy kỷ luật lao động trong hệ duy tu, hệ tuần gác. Cán bộ, công nhân viên công ty cổ phần đường sắt Hà Ninh thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt bằng các nhiệm vụ như: Là người tham gia giao thông phải luôn luôn là người gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Là người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến công tác bảo đảm an toàn giao thông, tùy theo từng vị trí công tác phải luôn ý thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm trong công việc, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn chạy tàu, chế độ công tác, đảm bảo an toàn các mặt: An toàn chạy tàu, an toàn lao động, an toàn hành khách, hàng hóa, an toàn cho chính bản thân và cộng đồng. Trong cuộc sống cần phát huy tốt sự ảnh hưởng của mình để vận động mọi người cùng thực hiện tốt quy tắc giao thông và nếp sống có văn hóa khi tham gia giao thông. Thẳng thắn đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông và những biểu hiện thiếu văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông. Đặc biệt là không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, ký cam kết đảm bảo an toàn chạy tàu với các thủ trưởng đơn vị. Với mục tiêu đảm bảo tuyệt đối an toàn chạy tàu, không để xảy ra các vụ tai nạn chạy tàu tai nạn lao động nghiêm trọng do chủ quan gây ra. Không để xảy ra các sự cố chạy tàu nghiêm trọng, hạn chế đến mức thấp nhất sự cố chạy tàu do chủ quan gây ra. Hạn chế, giảm thiểu tai nạn, sự cố chạy tàu do khách quan, phấn đấu giảm 5% trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người bị chết và số người bị thương so với năm 2023. Phấn đấu giảm các điểm xóc lắc bình quân theo đúng chỉ tiêu của Tổng công ty giao. Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt.
Nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được đề ra trong Kế hoạch, gồm:
Tiếp tục phối hợp với các địa phương, các cơ quan chức năng triển khai có hiệu quả các công trình, dự án đảm bảo an toàn giao thông đường sắt. Phối hợp, tổ chức thực hiện tốt Nghị định 65 của Chính phủ, quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua trong việc đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt, tích cực phối hợp triển khai đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định số 358 ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1168 ngày 31/12/2020 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Đảm bảo tốt chất lượng kết cấu hạ tầng, tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên theo dõi, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý các điểm đen về tai nạn giao thông đường sắt, duy trì tốt chế độ kiểm tra tại các đường ngang, đảm bảo hệ thống trang thiết bị đường ngang hoạt động tốt; phối hợp chặt chẽ với chính quyền, công an các địa phương và lực lượng Thanh tra tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp mở lối đi qua đường sắt và lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Nâng cao chất lượng quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, giữ vững Công lệnh tốc độ, Công lệnh tải trọng, giảm xóc lắc và chạy tàu êm thuận. Thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo an toàn chạy tàu trong điều kiện vừa tổ chức thi công vừa tổ chức chạy tàu như; thời gian phong tỏa khu gian, cắm biển, phòng vệ, tập kết, bảo quản vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị, sử dụng goòng…, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các nhà thầu thi công trong dự án. Thực hiện nghiêm túc các Quyết định, Công điện về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông đường sắt trong dịp Tết và Lễ hội năm 2004.
Quản lý tốt đội ngũ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt; thường trực nhiệm sở, không sử dụng rượu bia trong lúc lên ban làm nhiệm vụ; xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm; quan tâm đúng mức đến việc nâng cao năng lực, trình độ và đời sống vật chất, tinh thần cho các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, đặc biệt là các nhân viên hệ tuần, gác.
Đổi mới và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt, chủ động phối hợp với các địa phương, các trường học và các cơ quan chức năng và các phương tiện thông tin đại chúng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt. Thường xuyên xây dựng chương trình phát thanh, phóng sự về trật tự an toàn giao thông đường sắt. Tích cực vận động và triển khai thực hiện việc xã hội hóa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt như đẩy mạnh các phong trào “Thiếu niên bảo vệ đường sắt”, phong trào“ thanh niên tình nguyện cảnh giới đường ngang”, đặc biệt trong dịp nghỉ hè, mùa thi, nhập trường và các dịp Lễ, tết.
Trong công tác tuyên truyền chọn lọc nội dung, hình ảnh có tính giáo dục cao để in ấn các pano áp phích, tờ rơi tuyên truyền rộng rãi các quy định trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, khẩu hiệu tuyên truyền chủ yếu “Đã uống rượu bia không lái xe, an toàn giao thông trách nhiệm của mỗi người, quan sát an toàn khi vượt qua đường sắt, tại đường ngang cầu chung quyền ưu tiên thuộc về tàu hỏa, nhanh một giây chậm cả đời; kết hợp với các cấp chính quyền địa phương có đường sắt đi qua các lực lượng chức năng tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong công tác đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt, các hành vi vi phạm nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt, các quy tắc giao thông qua đường ngang thông qua hệ thống loa truyền thanh, các hội nghị tuyên truyền; phối hợp với các ban, ngành hữu quan, các trường học mà lưu lượng học sinh, sinh viên qua các đường ngang, lối đi tự mở qua đường sắt với mật độ đông để tổ chức tuyên truyền về các hành vi vi phạm bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt, quy tắc giao thông qua đường ngang thông qua việc phát các tờ rơi, qua hệ thống loa truyền thanh; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình, xây dựng các phóng sự chuyên đề trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
Trong công tác đảm bảo trật tự hành lang an toàn đường sắt phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, các cấp chính quyền địa phương đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt, xử lý triệt để các vi phạm mới phát sinh, từng bước xử lý các vi phạm hiện còn tồn tại; phối hợp với các ban, ngành hữu quan, các cấp chính quyền địa phương tổ chức giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tại một số điểm nóng; phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để tiếp tục tích cực triển khai một cách đồng bộ, có hiệu quả Quyết định số 994 ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là chủ động phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để triển khai các kế hoạch thực hiện đề án đảm bảo trật tự hành lang và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên từng địa phương.
Công tác đảm bảo an toàn tại các đường ngang, lối đi tự mở qua đường sắt kịp thời tổ chức triển khai học tập, quán triệt các văn bản, các quy định, quy chế công điện về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các đường ngang, đặc biệt là Luật Đường sắt năm 2017, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt; tăng cường công tác kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân gác chắn; phối hợp với các cơ quan quản lý đường bộ, các cấp chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, rà soát các đường ngang để bổ sung kịp thời các hư hỏng, thiếu, mất về biển báo, vạch dừng gờ giảm tốc kịp thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp đảm bảo an toàn, giải phóng tầm nhìn tại các đầu đường ngang để đảm bảo tầm quan sát cho người và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người lái tàu; phối hợp với Ban an toàn giao thông các địa phương tổ chức tập huấn nghiệp vụ lực lượng làm công tác cảnh giới và cung cấp các dụng cụ phòng vệ dụng cụ tín hiệu cho các điểm cảnh giới của địa phương; tại các lối đi tự mở qua đường sắt, chủ động phối hợp với địa phương lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt, hướng dẫn về kỹ thuật để bị để các địa phương tạo mặt lát êm thuận cả các lối đi; đối với các đường ngang phòng vệ bằng biển báo và cảnh báo tư động thì chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý đường bộ và các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát để cắm đầy đủ biển báo hiệu và làm vạch dừng, gờ giảm tốc, đảm bảo các điều kiện thuận lợi để các phương tiện qua lại an toàn; đối với những đường ngang bị hạn chế về tiêu chuẩn an toàn theo quy định của Thông tư số 29/2023 của Bộ Giao thông vận tải thống nhất các biện pháp đảm bảo an toàn tự tổ chức cảnh giới (chốt gác), đồng thời phải thống nhất với địa phương và cơ quan quản lý đường bộ để quy định cụ thể cấp tải trọng và tốc độ được phép qua, cắm biển cấm, hoặc thực hiện các biện pháp cưỡng chế khác để đảm bảo an toàn; đối với đường ngang có gác, mật độ giao thông cao phức tạp, chủ động phối hợp với địa phương đề nghị tăng cường các lực lượng chức năng, cảnh sát, trật tự, giao thông, dân phòng, phối hợp cùng tham gia điều hành và hướng dẫn giao thông và xử lý các trường hợp cố tình vi phạm.
Về đảm bảo an toàn trong duy tu cầu, đường, thực hiện đầu tư có trọng điểm đối với hệ thống cầu, đường sắt, quản lý tốt ngày giờ công lao động, chấn chỉnh việc cắt xén động tác trong công tác duy tu cầu, đường sắt, tổ chức tốt công tác tuần đường, tuần cầu, thường xuyên kiểm tra bồi giữa nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, trách nhiệm của đội ngũ tuần đường, tuần cầu; tổ chức sửa chữa kịp thời các điểm xấu nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu và chạy tàu em thuận; bàn giao trách nhiệm rõ ràng trong công tác đảm bảo an toàn chạy tàu giữa công ty và các nhà thầu thi công trên đoạn tuyến đường sắt do công ty được giao nhiệm vụ quản lý; thường xuyên kiểm tra phát hiện, lập biên bản và kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý tốt đối với các nhà thầu thi công trên đoạn tuyến đường sắt do công ty được giao nhiệm vụ quản lý vi phạm các quy định về an toàn chạy tàu; chú trọng công tác đảm bảo an toàn trong thi công các công trình, kể cả đảm bảo an toàn chạy tàu và an toàn giao thông đường bộ; thực hiện tốt công tác cấp phát, sắp xếp và thu hồi vật tư dọc tuyến nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu.
Về công tác kiểm tra, tăng cường công tác phối hợp kiểm tra liên ngành, tập trung xử lý dứt điểm những vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tại các điểm nóng; duy trì tốt chế độ kiểm tra máy áp, các chế độ kiểm tra của các chức danh, tăng cường công tác kiểm tra sau sửa chữa, kiểm tra đột xuất, kiểm tra trước, trong và sau bão lũ; các chức danh kiểm tra của công ty đổi mới phương thức kiểm tra, xử lý tình huống, chú trọng kiểm tra đột xuất về ban đêm, dịp hè, mùa thi, nhập trường và các dịp lễ, tết, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm./.
Văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh Ninh Bình
Lê Chính