Thực hiện Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Nghị định số 41/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 145/KH-UBND ngày 26/7/2024 về phát triển và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải hành khách đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 với các nội dung như sau:
Quan điểm phát triển được xác định phát triển và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải hành khách là nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng tỉnh Ninh Bình văn minh, hiện đại; phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách. Phát triển và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng nguồn vốn xã hội hóa; phát triển bảo đảm bền vững, hiệu quả, thiết thực và an toàn; khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ vận tải hành khách. Hình thành hệ thống vận tải hành khách đường bộ đồng bộ, thống nhất, kết nối với các loại hình vận tải và các phương thức vận tải khác; công tác tổ chức điều hành khoa học, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Ninh Bình. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, đặc biệt là công nghệ thông tin và các xu hướng công nghệ mới trong vận tải và logistics nhưtự động hóa, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật...để có những bước phát triển đột phá cả trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động của thị trường vận tải, nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành giao thông vận tải.
Mục tiêu chung đề ra là phát triển phương tiện kinh doanh vận tải hành khách phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan và thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.Tổ chức khoa học mạng lưới vận tải hành khách đường bộ trong tỉnh tạo thành một mạng lưới vận tải thông suốt, cơ động. Phối hợp chặt chẽ giữa các loại hình và lực lượng tham gia vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng và khối lượng vận tải hành khách, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, chú trọng phát triển các tuyến vận tải kết nối các xã vùng sâu, vùng xa,biên giới. Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo trật tự an toàn giao thông,nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ của đơn vị vận tải hành khách; đề ra định hướng phát triển phương tiện và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, chất lượng phương tiện, dịch vụ vận tải. Nâng cao năng lực quản lý điều hành; xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Kiểm soát được tình hình hoạt động và sự gia tăng về số lượng phương tiện của các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu nhằm hạn chế lãng phí các nguồn lực của xã hội, đầu tư kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vận tải.Tạo ra lực lượng vận tải hành khách bằng xe ô tô có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh và ngoài tỉnh, khách du lịch với độ tin cậy cao, chất lượng phục vụ ở mức tốt nhất để có thể thay thế xe mô tô, xe gắn máy và phần lớn các phương tiện vận tải cá nhân khác.Thu hút người dân tham gia các loại hình vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh, tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh là du lịch và dịch vụ.
Đối với tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh: Thực hiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh theo Danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh được Sở Giao thông vận tải công bố, điều chỉnh, bổ sung theo quy định. Duy trì các tuyến đã mở và mở mới các tuyến kết nối từ các huyện, thành phố và các huyện, xã trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch phát triển số lượng xe tuyến cố định đến năm 2030: Trên cơ sở thống kê số lượng xe tuyến cố định giai đoạn 2018-2023, tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm là -5,04%/năm, dự báo tốc độ tăng trưởng xe tuyến cố định bình quân hàng năm giai đoạn 2023-2025 tăng từ 10%-20%/năm, giai đoạn 2026-2030 tăng từ 20%-30%/năm.
Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt sẽ tiếp tục mở các tuyến xe buýt phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thành phố và các ngành. Đảm bảo kết nối những khu đô thị, công nghiệp, du lịch, trường học và các tuyến đường mới tới các điểm dân cư trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh liền kề, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tả đầu tư phương tiện chạy bằng nhiên liệu sạch hoặc năng lượng điện đảm bảo thân thiện môi trường. Củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ các tuyến xe buýt đang hoạt động, tăng tần suất và điều chỉnh các tuyến theo sự phát triển đô thị nhằm tăng khả năng thu hút hành khách.Tổ chức các tuyến khép kín trong nội thành, nội thị và hình thành các tuyến theo sự phát triển của các khu chức năng: Đô thị, công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch,di tích lịch sử văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao...Thực hiện khai thác tuyến xe buýt theo Danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hàng năm theo quy định. Kế hoạch phát triển số lượng xe buýt đến năm 2030: Trên cơ sở thốngkê số lượng xe buýt giai đoạn 2018-2023, tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm là - 4,46 %/năm; dự báo tốc độ tăng trưởng xe bình quân hàng năm giai đoạn 2022- 2025 tăng từ 10%-20%/năm, giai đoạn 2026-2030 tăng từ 20%-30%/năm.
Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phát triển số lượng xe taxi hợp lý, đồng bộ về cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải. Ưu tiên phát triển mạng lưới vận tải hành khách bằng xe taxi tại các đô thị, khu du lịch. Chú trọng nâng cao chất lượng phương tiện vận tải theo hướng đảm bảo an ninh, an toàn, hiện đại, chất lượng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch. Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải: Đầu tư phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch (năng lượng điện và khí hóa lỏng), phương tiện hỗ trợ cho người khuyết tật phù hợp với từng giai đoạn phát triển; cải tạo khoang ngăn giữa lái xe và hành khách phù hợp để tăng tính an toàn cho lái xe khi tham gia vận tải; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành vận tải như ứng dụng gọi xe bằng điện thoại thông minh (smartphone)...Kế hoạch phát triển số lượng xe taxi đến năm 2030: Trên cơ sở thống kê số lượng xe taxi giai đoạn 2018-2023, tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm là-2,53%/năm; dự báo tốc độ tăng trưởng xe bình quân hàng năm giai đoạn 2022- 2025 tăng từ 10%-20%/năm, giai đoạn 2026-2030 tăng từ 20%-30%/năm.
Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng, du lịch Phát triển mạng lưới vận tải hành khách bằng xe hợp đồng, xe du lịch đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng, xe du lịch. Đầu tư đổi mới phương tiện vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn, thuận lợi cho người dân và khách du lịch khi sử dụng xe hợp đồng, xe du lịch. Kế hoạch phát triển số lượng xe hợp đồng, xe du lịch đến năm 2030: Trên cơ sở thống kê số lượng xe hợp đồng giai đoạn 2018-2023, tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm là 20.86%/năm; dự báo tốc độ tăng trưởng xe bình quân hàng năm giai đoạn 2023-2025 tăng từ 10%-20%/năm, giai đoạn 2026-2030 tăng từ 20%-30%/năm.
Để triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả và đạt yêu cầu đề ra, đảm bảo phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân và thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, UBND tỉnh yêu cầu Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân các huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô theo thẩm quyền hoặc tham mưu ,đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉ đạo theo đúng quy định tại Nghị định số10/2020/NĐ-CP, Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT và các quy định pháp luật có liên quan.Căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế, nhu cầu đi lại của hành khách, tham mưu điều chỉnh số lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân, thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông và các phòng, đơn vị chuyên môn có liên quan thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định. Phối hợp Cục Thuế tỉnh cung cấp thông tin về các tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ôtô mới được thông báo khai thác tuyến thành công đi vào hoạt động; chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, các đơn vị quản lý, khai thác bến xe khách thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động của phương tiện vận tải hành khách bằng xe ôtô cho cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thành phố phối hợp với các đơn vị chức năng của Sở Giao thông vận tải, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông; trong đó, tập trung xử lý đối với các hành vi vi phạm về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh và các địa phương, cơ quan quản lý đường bộ có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả. Đề án đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh, trật tự và xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày19 thàng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”).
Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế nâng cao chất lượng việc khám sức khỏe cho người ái xe; xây dựng kế hoạch thực hiện ứng dụng côngn ghệ thông tin để khám sức khỏe và cung cấp hồ sơ, giấy khám sức khỏe điện tử cho lái xe và chia sẻ, tíchhợp với cơ sở dữ liệu sức khỏe của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các kế hoạch về kiểm tra, xử lý lá xe liên quan việc lái xe sử dụng chất ma túy, các chất kích thích khác.
Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các chủ đầu tư trong việc lập quy hoạch xây dựng đảm bảo quỹ đất dành để xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, vị trí đón, trả khách cho phương tiện vận tải hành khách công cộng.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo, đài tăng cường công tác tuyên truyền về các nội dung tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT và Kế hoạch này; phản ánh các vụ việc liên quan đến công tác quản lý phương tiện kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền cho mọi tầng lớp người dân được biết. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo kinh doanh vận tải hành khách không đúng quy định (của các tổ chức,cá nhân không có giấy phép đăng ký kinh doanh) trên các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử.
Cục Thuế tỉnh tiếp tục hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vận tải triển khai thực hiện vé điện tử, hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ theo quy định. Chủ động phối hợp Sở Giao thông vận tải cập nhật thông tin của các tổ chức, cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh vận tải để thực hiện quản lý thu thuế kịp thời theo quy định.Thực hiện công tác Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai thực hiện Kế hoạch này. Chủ trì, phối hợp vớ Sở Xây dựng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quy hoạch đô thị đảm bảo quỹ đất dành cho xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, vị trí đón, trả khách cho phương tiện vận tải hành khách. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để triển khai các nội dung: Xác định, xây dựng và quản lý hệ thống bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, vị trí đón, trả khách cho phương tiện vận tải hành khách trên địa bàn quản lý./.
Văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh Ninh Bình
Phạm Phượng