Triển khai chương trình phối hợp liên ngành Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa năm 2023.

Thứ sáu, 09/06/2023 Đã xem: 168 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

     Thực hiện chương trình công tác năm 2023, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông và Cục Đăng kiểm Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch phối hợp liên ngành bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa năm 2023 (Kế hoạch số 1606/KHLN-ĐKVN ngày 28/4/2023). Kế hoạch triển khai gồm những nội dung chính, như sau:

     I. Mục đích yêu cầu

     Năm  2023 là năm an toàn giao thông với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” với tinh thần “Vì sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông” trên cơ sở đó, liên ngành 3 Cục xác định nhiệm vụ đảm bảo TTATGT với mục đích, yêu cầu là:

     1. Huy động các lực lượng phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp phù hợp với diễn biến tình hình giao thông của từng địa phương để thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trên các tuyến giao thông đường thủy nội địa; trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm TTATGT năm 2023 của Ủy ban ATGT Quốc gia; ngăn chặn có hiệu quả những vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông đường thủy; tiếp tục giảm từ 5%-10% số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2022.

     2. Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong thực thi pháp luật bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa, xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong mọi tầng lớp nhân dân.

     3. Rà soát, khắc phục những vẫn đề còn tồn tại trong triển khai, tổ chức thực hiện công tác phối hợp liên ngành giữa 3 lực lượng của từng địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa.

     4. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của Cảnh sát giao thông, Đăng kiểm viên, lực lượng Thanh tra, Cảng vụ, cán bộ công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa gắn với chủ đề Năm An toàn giao thông năm 2023 “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”.

     II . Nội dung phối hợp

     Hoạt động phối hợp giữa 3 lực lượng năm 2023 được thực hiện theo các nội dung quy định tại Quy chế số 1065/QCPH-C67 ngày 21/3/2016, trong đó tập trung thực hiện một số nội dung sau:

     1. Tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu về thuyền viên, người lái phương tiện, phương tiện, công tác xử lý vi phạm phục vụ công tác đảm bảo TTATGT đường thủy nội địa.

     2. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện những quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, trong đó, trọng tâm là tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đường thủy nội địa mới ban hành bằng những hình thức, biện pháp sát thực, cụ thể, phù hợp với từng đối tượng tham gia giao thông và phù hợp với tình hình kinh tế, dân trí từng khu vực vùng miền, tránh hình thức, lãng phí; vận động chủ phương tiện, chủ bến khách, người tham gia giao thông trang bị, sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh; tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “ Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025.

     3. Phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời đối với hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông như: phương tiện không duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra, phương tiện chở quá vạch dấu mức nước an toàn của phương tiện, quá số người quy định, người điều khiển phương tiện không có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn; chú trọng thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT được phát hiện năm 2022. Phối hợp kiểm tra xử lý vi phạm của phương tiện có gắn máy, thiết bị hút cát, sỏi.

     4. Phối hợp kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các nội dung của Nghị định 139/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; rà soát, thống nhất hoạt động phối hợp, cơ chế trao đổi thông tin phục vụ việc cấp lại giấy tờ phương tiện, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện đối với trường hợp báo mất, xin cấp lại.

     5. Phối hợp triển khai công tác kiểm tra bảo đảm TTATGT theo kế hoạch chuyên đề

     Kiểm tra hoạt động vận tải hành khách trên các tuyến cố định, tuyến vận tải hành khách trong khu vực du lịch tâm linh, các bến khách ngang sông, bến hành khách, các phương tiện thủy phục vụ du lịch, lễ hội.

     6. Đôn đốc liên ngành cấp cơ sở rà soát, đánh giá, đề xuất kiến nghị về thực trạng hoạt động đối với các loại phương tiện được quy định tại khoản 2,3,4 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa để liên ngành cấp Cục tổng kết, tham mưu cho Ủy ban ATGTQG, các Bộ xem xét, có hướng xử lý.

     7. Khảo sát các vị trí phức tạp, tiềm ẩn rủi ro gây mất TTAGTT trên đường thủy nội địa, tổng hợp góp ý, đề xuất các giải pháp để tham mưu Ủy ban ATGT quốc gia, các Bộ xem xét, có hướng xử lý.

     8. Các công tác khác

     - Phối hợp, tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.

     - Phối hợp với các cơ quan thông tin và truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên đường thủy nội địa.- Phối hợp, rà soát những vấn đề còn tồn tại trong triển khai, tổ chức thực hiện công tác phối hợp liên ngành cấp cơ sở của từng địa phương, bổ sung thành phần nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa.

   - Phối hợp triển khai, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch phối hợp của các đơn vị và liên ngành cơ sở; tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phối hợp liên ngành.      

     III. Tổ chức thực hiện

     1. Cấp cục

     Năm 2023, Cục Đăng kiểm Việt Nam là đơn vị thường trực liên ngành, triển khai những nội dung

     - Chủ trì phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông theo dõi, đôn đốc thực hiện các nội dung trong kế hoạch này và liên ngành cấp cơ sở; tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phối hợp liên ngành.

     - Chủ trì giao ban 6 tháng hoặc đột xuất; chỉ đạo Tổ tư vấn thường xuyên trao đổi, nắm bắt tình hình TTATGT để tham mưu lãnh đạo 3 Cục có chỉ đạo và phối hợp giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong hoạt động thực tế của cơ sở; tham mưu đề xuất, kiến nghị với Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

     - Tổ chức các đoàn liên ngành cấp Cục kiểm tra công tác bảo đảm TTATGT trên các tuyến, khu vực trọng điểm; kiểm tra công tác phối hợp liên ngành của đơn vị liên ngành cơ sở; các địa phương trọng điểm; các vị trí phức tạp, tiềm ẩn rủi ro, gây mất TTATGT.            Cục Cảnh sát giao thông, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

     Phối hợp cơ quan thường trực tổ chức thực các nội dung phối hợp của Kế hoạch này

     Chủ động tổ chức triển khai thực hiện nội dung do Cục chủ trì, đề xuất cơ quan thường trực liên ngành những nội dung phối hợp thuộc phạm vi quản lý của lực lượng.

     Kinh phí hỗ trợ hoạt động phối hợp liên ngành thống nhất sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo đảm TTATGT đã phân bổ cho từng Cục hoặc từ nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp của Ủy ban ATGT Quốc.

     2.  Cấp cơ sở

     Căn cứ vào chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ được giao, các đơn vị xây dựng kế hoạch liên ngành cơ sở, thực hiện những nội dung ở Mục I,II kế hoạch này và những nhiệm vụ bảo đảm TTATGT khác, phù hợp với diễn biến tình hình thực tế về hoạt động giao thông đường thủy nội địa của địa phương.

     Đơn vị đăng kiểm thuộc Sở Giao thông vận tải, Chi cục Đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam có vai trò là đơn vị thường trực liên ngành ở cơ sở năm 2023, có trách nhiệm:

     - Chủ trì, phối hợp với lực lượng Cảnh sát đường thủy, Đường thủy nội địa Việt Nam tại địa phương, tham mưu Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, thành phố, thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT đường thủy nội địa, kiểm tra hoạt động giao thông đường thủy nội địa tại những khu vực phức tạp, tiềm ẩn rủi ro, gây mất TTATGT.

     - Chủ trì giao ban và tổ chức các cuộc họp liên ngành cơ sở, đề xuất ba Cục, Ban An toàn giao thông địa phương và cá cơ quan chức năng trong công tác quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa.

     -  Báo cáo kết quả hoạt động phối hợp liên ngành theo từng đợt kiểm tra, báo cáo tổng kết năm 2023 về Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam theo quy định.

    Các đơn vị cơ sở trực thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện các nội dung phối hợp của kế hoạch này; trong phạm vi trách nhiệm, thông qua đơn vị thường trực báo cáo, đề xuất Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, thành phố những nội dung phối hợp bảo đảm TTATGT phù hợp với diễn biến tình hình giao thông của địa phương để triển khai, thực hiện.

          Kinh phí phục vụ hoạt động phối hợp liên ngành sử dụng nguồn kinh phí an toàn giao thông theo quy định đã bố trí cho mỗi đơn vị hoặc do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông cấp tỉnh, thành phố cấp.

          3. Lãnh đạo các đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch này.

          Liên ngành cơ sở căn cứ kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện và gửi kế hoạch phối hợp, báo cáo mỗi quý một lần vào ngày 25 tháng cuối quý và báo cáo kết quả công tác phối hợp năm 2023 (trước ngày 25/11/2023) về Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam theo quy định./.

Ý kiến bạn đọc