Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong mùa bão lũ và đợt cao điểm diễn ra kỳ thi THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023

Thứ hai, 19/06/2023 Đã xem: 113 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

     Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong mùa bão lũ và đợt cao điểm diễn ra kỳ thi trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã ban hành Văn bản chỉ đạo (Công văn số 1188/CĐTNĐ-VT-ATGT ngày 02/06/2023) đề nghị các đơn vị, địa phương thực hiện các trọng tâm công tác, nội dung cụ thể như sau:

     1. Sở Giao thông vận tải các tỉnh thành phố thuộc trung ương và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố thuộc trung ương

     - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị chuẩn bị triển khai phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của công tác quản lý bảo trì, công tác điều tiết hướng dẫn giao thông, chống va trôi, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và công trình cầu vượt sông tại những vị trí trọng yếu trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia.

     - Chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với các cơ quan có liên quan tại địa phương xử lý các vụ tai nạn đường thủy nội địa, tăng cường kiểm tra các quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, đăng ký đăng kiểm, chứng chỉ chuyên môn, trang thiết bị an toàn…, việc trang bị, sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh tại các bến khách ngang sông trên địa bàn quản lý; yêu cầu chủ bến, chủ phương tiện phải chấp hành nghiêm Luật giao thông đường thủy nội địa.

     - Triển khai công tác phối hợp liên ngành bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa năm 2023 tại Kế hoạch số 10606/KHLN- ĐVN ngày 28/4/2023 của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam).

     2. Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I, III và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I,II,II,IV.

     - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị chuẩn bị triển khai các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của công tác bảo trì, công tác điều tiết hướng dẫn giao thông, chống va trôi, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và công trình cầu vượt sông lại những vị trí trọng yếu trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia.

     - Chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với cơ quan có liên quan tại địa phương xử lý các vụ tai nạn đường thủy nội địa, tăng cường kiểm tra các quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, đăng ký, đăng kiểm, chứng chỉ chuyên môn, trang thiết bị an toàn…, việc trang bị, sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh tại các bến khách ngang sông trên địa bàn quản lý; yêu cầu chủ bến, chủ phương tiện phải chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường thủy nội địa.

     - Rà soát các vị trí điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông chưa được Bộ giao thông vận tải phê duyệt nhưng cần thiết phải bổ sung như: đối với các vị trí cầu đường bộ, đường sắt, các vị trí có nguy cơ cao xảy ra sự cố nhằm đảm bảo an toàn đường thủy nội địa và hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, báo cáo bằng văn bản về Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để rà soát và tổng hợp báo cáo Bộ giao thông vận tải xem xét, giải quyết.

     - Yêu cầu chủ doanh nghiệp, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và hàng hóa khi tham gia lưu thông vào mùa mưa bão.

     - Phối hợp với các đơn vị liên quan của địa phương trong việc hướng dẫn nơi neo đậu, tránh trú an toàn cho các phương tiện và có các biện pháp đảm bảo an toàn về người, phương tiện khi có các tình huống bất ngờ xảy ra.

     - Yêu cầu các đơn vị thực hiện công tác bảo trì, công tác điều tiết khống chế bảo đảm giao thông, chống va trôi trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia.

     Sẵn sàng triển khai phương án, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại đơn vị, để chủ động ứng phó với mọi diễn biến bất ngờ của thiên tai.

     Có phương án bảo đảm an toàn hoặc thu hồi, bảo quản các đèn báo hiệu, biển hiệu, phao báo hiệu và phụ kiện; kịp thời triển khai lại hệ thống báo hiệu ngay sau bão, lũ; kiểm tra, rà soát phao reo, trụ neo, báo hiệu khu vực neo đậu cho tàu, thuyền tránh trú bão, lũ trên tuyến đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý; bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đảm bảo sẵn sàng ứng cứu.

     Phối hợp với các đơn vị liên quan yêu cầu các phương tiện không neo đậu gần các cầu vượt sông để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trên tuyến được giao thực hiện quản lý bảo trì.

     - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, Chi cục đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông tại các cảng, bến hàng hóa, bến hành khách; chú trọng kiểm tra an toàn hoạt động của các phương tiện thủy nội địa tham gia vận tải hành khách, đặc biệt là các phương tiện chở khách từ bờ ra đảo, các tầu cao tốc chở khách.

     Lực lượng Thanh tra- An toàn phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra tại các bến khách ngang sông, bến phà, bến tàu chở khách du lịch và sử dụng phương tiện nhỏ, thô sơ chở người hoạt động trên đường thủy; cương quyết đình chỉ hoạt động các bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở khách không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vi phạm về quy định về đăng ký, đăng kiểm, không trang bị đủ dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, chở quá số người quy định, người điều khiển phương tiện không có bằng chứng chỉ chuyên môn phù hợp.

     Chi cục đường thủy nội địa khu vực tăng cường kiểm tra luồng tuyến, rà soát, điều chỉnh hệ thống báo hiệu đã được triển khai trên tuyến, điều tiết đảm bảo an toàn giao thông trên đường thủy nội địa tại các cầu nguy hiểm, các khu vực trọng điểm để đảm bảo cho phương tiện thủy giao thông được an toàn đặc biệt khi đang vào mùa mưa lũ.

     - Các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm TTATGT đường nội địa tại Kế hoạch hành động bảo đảm TTATGT đường đường thủy nội địa “ Năm An toàn giao thông 2023 của Cục đường thủy nội địa Việt Nam.

     Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề nghị sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị trực thuộc quan tâm chỉ đạo thực hiện./.

Ý kiến bạn đọc