Kết quả thực hiện Cuộc vận động “Cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông” giai đoạn 2018-2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Thứ hai, 03/07/2023 Đã xem: 26 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

 

      Những năm qua, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Cựu chiến binh và Ban an toàn giao thông tỉnh, chương trình phối hợp đã thu được nhiều hiệu quả thiết thực trong công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Kết quả trọng tâm trên các lĩnh vực công tác được nêu cụ thể như sau:

  1. Công tác tuyên truyền

     - Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã định hướng cho các cấp Hội thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản, quyết định của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Ban An toàn giao thông tỉnh và cấp Hội đến 100% cơ sở hội và từng cán bộ, hội viên, như: Luật giao thông đường bộ sửa đổi, Luật phòng chống tác hại của rượu bia; Nghị định số 100/2019-Cp của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ và đường sắt; Kết luận số 45/KL/TW của Ban Bí thư khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết 48/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT; Chỉ thị 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiêu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Kế hoạch số 106/KH-CCB của TW Hội; Quyết định 066/QĐ-UBATGTQG…

     - Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của Ban An toàn giao thông tỉnh các cấp hội Cựu chiến binh trong tỉnh phối hợp với Ban An toàn giao thông cùng cấp xây dựng kế hoạch, lồng ghép các hoạt động sát chủ đề, nội dung phù hợp với hoạt động của Hội Cựu chiến binh và tình hình cụ thể của từng địa phương như; Hàng năm Hội Cựu chiến bình tỉnh đã phối hợp và mời Công an giao thông, Ban An toàn giao thông tỉnh để tuyên truyền lồng ghép Luật An toàn giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông vào trong các đợt tập huấn cán bộ Hội; nhắc nhở, điều chỉnh các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông đối với mọi người, nhất là tại các đoạn đường do Cựu chiến binh đăng ký tự quản. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Hội Cựu chiến binh các cấp có báo cáo đánh giá tình hình, kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế để khắc phục sửa chữa; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt của Cựu chiến binh. Chú trọng việc động viên, biểu dương và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

     - Các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cơ sở (thôn, xóm, khu phố) để mọi hội viên Cựu chiến binh và nhân dân biết, nhận diện được các tác dụng to lớn của việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, văn hóa giao thông; nhận thức đúng về tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe và trật tự an toàn xã hội; nguy cơ và hậu quả tai nạn giao thông do lái xe uống rượu, bia gây ra, nghiêm túc thực hiện “Đã uống rượu bia thì không lái xe”. Yêu cầu hội viên đội mũ bảo hiểm và vận động người thân trong gia đình, nhất là trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

     - Tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội vận động cán bộ, hội viên và người dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông công cộng như lấn chiếm vỉa hè, đào bới đường xá, cầu cống, bến xe, bến đò; đi đúng tốc độ, sử dụng đèn pha, tín hiệu đúng quy định…nhất là trên các tuyến đường quốc lộ các điểm du lịch trọng yếu, các điểm đen thường xảy ra tai nạn giao thông như: Quốc lộ 1A, đường sắt qua thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp, Quốc lộ 10, khu du lịch Tràng An- Bái Đính, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

     - Phát động Cựu chiến binh gương mẫu trong việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện”, Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/2/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự An toàn giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết 48/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật an toàn giao thông; các tiêu chí về văn hóa giao thông.

     - Thực hiện chương trình phối hợp, Cựu chiến binh các cấp đã phối hợp với Ban An toàn giao thong các cấp trong duy trì, trao đổi thông tin thường xuyên, tổ chức các hoạt động về đảm bảo trật tự an toàn giao thông với nhiều biện pháp cụ thể, góp phần đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác giữ gìn trật tự, an toàn trên địa bàn tỉnh.

     2. Hình thức tuyên truyền

     Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, từ tuyên truyền miệng đến các hình thức tuyên truyền trực quan sinh động như: Tổ chức các hội thi, phát tờ rơi, tham gia mít tinh, diễu hành ra quân thực hiện “Ngày pháp luật Việt Nam”, “Năm an toàn giao thông”, “Tháng An toàn giao thông”, lễ cầu siêu “Hưởng ứng ngày tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông”… 

     - Đã phát trên 3.000 tờ rơi, 08 phóng sự (in thành đĩa) nội dung tuyên truyền Luật giao thông đường bộ cho hội viên và nhân dân.

     - Tuyên truyền miệng cho trên 300.000 lượt hội viên, học sinh và nhân dân trên địa bàn về Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

     - Kẻ vẽ nhiều khẩu hiệu, panô, áp phích tuyên truyên về An toàn giao thông trên các trục đường giao thông nông thôn.

     - Song song với các công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các cấp Hội yêu cầu 99,9% (trừ trường hợp bất khả kháng) đối với các cá nhân hội viên và tổ chức Hội xây dựng bản đăng ký cam kết thực hiện; chỉ đạo cắm, dựng bảng, biển khẩu hiệu truyên truyền về an toàn giao thông trên một số trục đường giao thông, tuyến đường do Hội   Cựu chiến binh đã đăng ký tự quản và trụ sở làm việc của Hội.

     3. Nâng cao năng lực cho cán bộ Hội và đội ngũ báo cáo viên, truyên truyền viên của Hội Cựu chiến binh các cấp

     - Hội Cựu chiến binh và Ban an toàn giao thông các cấp thống nhất định kỳ tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng An toàn giao thông cho cán bộ Hội và đội ngũ báo cáo viên truyên truyền viên của Hội Cựu chiến binh.

     - Lồng ghép các nội dung An toàn giao thông và văn hóa giao thông vào trong các buổi sinh hoạt Chi hội; tổ chức hướng dẫn cho cán bộ, hội viên Cựu chiến binh về kỹ năng và phương pháp tổ chức tuyên truyền, vận động và phổ biến các quy định về an toàn giao thông.

     -  Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ Hội ở cơ sở trong việc tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các ban ngành ở địa phương để tổ chức vận động cán bộ, hội viên và nhân dân chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông.

     4. Vận động Cựu chiến binh và nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ cơ sở hạ tầng giao thông; tiếp tục xây dựng, phát triển và duy trì hoạt động các mô hình đã và đang hoạt động có hiệu quả.

     - Tổ chức được 891 buổi tuyên truyền về trật tự an toàn gioa thông; vận động 299.361 lượt hội viên (qua các năm) ký cam kết chấp hành an toàn giao thông, chiếm 99.9% tổng số hội viên; các cấp Hội phối hợp với báo, đài truyền hình tổ chức viết 881 tin, bài và đăng trên Web Hội Cựu chiến binh tỉnh 219 tin, bài phản ảnh những hoạt động hiệu quả và kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông gắn với việc phê phán, lên án các hành vi cố ý vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; sử dụng hiệu quả các phương pháp tuyên truyền như: Tuyên truyền lồng ghép, trực tiếp 424 khẩu hiệu hành động trên băng rôn, pano áp phích. Góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông, an toàn giao thông trong cán bộ, hội viên.

     - Các cấp hội triển khai thực hiện cuộc vận động gắn với phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo”, gắn với phong trào của địa phương, của Mặt trận Tổ quốc các cấp về thực hiện “Công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông” ở địa phương trong các cấp hội. Một số mô hình đã được xây dựng có sức lan tỏa cao, điển hình như: 14 mô hình “ Cổng trường an toàn” của Hội Cựu chiến binh phường phúc thành, thành phố Ninh Bình; Hội Cựu chiến binh phường Bắc Sơn, thành phố Tam Điệp; 29 mô hình “Tổ tự quản an toàn giao thông”; 103 “Đoạn đường Cựu chiến binh tự quản” Cựu chiến binh phường Đông Thành, phường Nam Thành, phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình; xã Ninh Mỹ, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư; xá Gia Tường, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan; mô hình “Thắp sáng đường quê” ở huyện Gia Viễn, Nho Quan.

     - Hưởng ứng phong trào “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” Hội Cựu chiến binh các cấp đã vận động Cựu chiến binh hiến 57.112 m² đất (riêng 6 tháng đầu năm 2023 thành phố Ninh Bình và huyện Yên Mô có 15 hộ, hiến 8.255 m²) để xây dựng các công trình giao thông; đóng góp trên 2,2 tỷ đồng và 1.810 ngày công lao động; làm mới, sửa chữa, nâng cấp 56.459m đường giao thông nông thôn; tham gia xây 05 cầu, cống các loại; Hội Cựu chiến binh các huyện, thành phố vận động, tháo gỡ gần 1.500m tường rào (riêng 6 tháng đầu năm huyện Yên Mô tháo dỡ 230m) với trị giá hàng tỷ đồng. Tích cực tham gia vào việc đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh, góp phần cùng các địa phương hoàn thành mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và từng bước xây dựng nông thôn mới nâng cao, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

     - Trong 05 năm (2018-2023), Hội Cựu chiến binh tỉnh đã tập trung củng cố nâng cao năng lực tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho các mô hình “Đội tự quản”, “ Tổ Cựu chiến binh tham gia giữ gìn an ninh trật tự” ở 8 huyện, thành phố trong tỉnh. Các cấp Hội Cựu chiến binh trong tỉnh đã chủ động phối hợp với lực lượng công an, dân phòng, đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị xã hội, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi có uy tín ở thôn, bản, khu dân cư để làm tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân chấp hành Luật giao thông, văn hóa giao thông. Tiến hành xây dựng điểm mô tại một số xã, phường thuộc các huyện, thành phố, là cơ sở để nhân rộng mô hình ra các địa bàn khác, cụ thể:

     + Nhiều tổ chức Hội đã đăng ký, nhận với cấp ủy, chính quyền tự quản nhiều tuyến đường, đoạn sông do “ Cựu chiến binh tự quản”: Hiện nay Hội có 29 tổ tự quản an toàn giao thông để phối hợp với công an và các lực lượng khác ở cơ sở tuần tra bảo đảm an toàn giao thông; đăng ký, nhận tự quản 103 tuyến đường, 07 dòng sông; xây mới 05 cây cầu giao thông nông thôn; phối hợp với Ban an toàn giao thông tỉnh xây dựng thành công 14 mô hình” Cổng trường học an toàn giao thông” do Cựu chiến binh đảm nhiệm; huy động 2.669 hội viên thường xuyên tham gia tại các mô hình, góp phần gìn giữ trật tự an toàn giao thông và an ninh chính trị ở địa phương. Tiêu biểu là Hội Cựu chiến binh thành phố Ninh Bình đã nhân rộng mô hình cổng trường an toàn giao thông, vì sự bình yên của học sinh từ 01 lên 03 mô hình; Nho Quan từ 01 mô hình lên 03 mô hình; thành phố Tam Điệp từ 01 mô hình lên 03 mô hình.

     + Nhiều mô hình tiêu biểu như: Cổng trường học an toàn giao thông Lý Tự Trọng của Hội Cựu chiến binh phường Phúc Thành thuộc Hội Cựu chiến binh thành phố Ninh Bình; cổng trường học an toàn giao thông Trần Phú của Hội Cựu chiến binh phường Bắc Sơn thuộc Hội Cựu chiến binh thành phố Tam Điệp; tuyến đường do Cựu chiến binh tự quản của Hội Cựu chiến binh phường Nam Thành, phường Đông Thành, phường Bích Đào thuộc Hội Cựu chiến binh tự quản của xã Khánh Hội thuộc Hội Cựu chiến binh huyện Yên Khánh; xã Kim Tân, thị trấn Cồn Thoi thuộc Hội Cựu chiến binh Huyện Kim Sơn;

     Hiệu quả từ chương trình phối hợp thực hiện, cuộc vận động “ Cựu chiến binh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông” những năm qua đã góp phần cùng với Ban An toàn giao thông các địa phương nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông hàng năm nhằm đảm bảo tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

     Năm 2020, Hội Cựu chiến binh thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn được Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tặng bằng khen về công tác phối hợp bảo đảm An toàn giao thông trên địa bàn.

     5. Phối hợp với Đoàn thanh niên và các trường học trên địa bàn giáo dục việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông

     Thực hiện Chương trình ký với Đoàn thanh niên tỉnh, các cấp Hội đã thường xuyên phối hợp tốt với các cấp bộ đoàn, mời công an giao thông trên địa bàn nói chuyện, tuyên truyền về các nội dung an toàn về giao thông tại các trường học, nơi công đoàn viên, như sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng, cài quai đúng quy cách; giáo dục thanh, thiếu niên chưa đủ tuổi không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy; không giao xe mô tô,xe gắn máy cho người chưa có giấy phép lái xe… tạo hiệu ứng lan tỏa việc chấp hành các quy định về An toàn giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân.

     6. Tổ chức giao lưu, mạn đàm và thông tin về chủ đề trật tự an toàn giao thông.

     - Hội Cựu chiến binh tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh việc đưa tin, bài nói về trật tự an toàn giao thông, văn hóa giao thông để đăng tải trên trang Web Hội Cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình, báo Ninh Bình và báo Cựu chiến binh Việt Nam.

     - Chỉ đạo lồng ghép việc tổ chức mạn đàm, trao đổi thông tin tại các buổi sinh hoạt hàng tháng, quý ở các Chi hội về nội dung, chuyên mục An toàn giao thông, văn hóa giao thông, tập trung vào các phần việc như: Tuyên truyền, vận động hội viên Cựu chiến binh không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán hàng hóa, phơi nông sản gây ách tắc và nguy cơ tai nạn giao thông. Phổ biến, hướng dẫn cho hội viên Cựu chiến binh kỹ năng điều khiển xe an toàn khi đi qua điểm giao cắt với đường sắt, quốc lộ, tỉnh lộ; đường cong, đường dốc, đường trơn, ban đêm và an toàn khi đi đò, phà sử dụng đèn của phương tiện khi tham gia giao thông vào ban đêm.

     - Thường xuyên làm tốt việc phối hợp với Ban an toàn giao thông tỉnh và Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh để kịp thời đưa tin các gương người tốt, việc tốt trong chấp hành tốt về trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông của Hội viên Cựu chiến binh thuộc các cấp hội.

     Về chủ trương, biện pháp thực hiện trong thời gian tới, báo cáo của Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng nêu rõ: Dự báo trong thời gian tới cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được nâng lên; khả năng đi lại của nhân dân ngàng càng tăng; các phương tiện cơ giới và loại hình tham gia giao thông ngày càng lớn; hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu người và phương tiện tham gia giao thông… Với lý do trên, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ còn diễn biến phức tạp. Vì vậy công tác phối hợp thực hiện Cuộc vận động cần phải tiếp tục làm tốt một số nội dung chính sau:

  1. Công tác tuyên truyền vận động

     - Tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông và nếp sống văn hóa giao thông, góp phần làm cho phong trào  “Toàn dân tham gia bảo đảm an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông” trở thành phong trào rộng khắp ở địa phương và trên cả nước.

     - Chú trọng tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, văn hóa giao thông, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông, phấn đấu 100% cơ sở Hội Cựu chiến binh được tuyên truyền phổ biến về Luật giao thông và kiến thức về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, 100% cán bộ, hội viên đăng ký cam kết không vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông, văn hóa giao thông.

     - Tuyên truyền hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, tích cực sử dụng các phương tiện công cộng, chống ùn tắc giao thông. Đẩy mạnh công tác truyền thông, viết tin, bài về thực hiện cuộc vận động “ Cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông” trên các phương tiện thông tin, như trang Web của Hội, báo, đài truyền hình, báo Cựu chiến binh Việt Nam, nhân dân và các trang mạng xã hội, tạo sự lan tỏa sâu, rộng trong toàn xã hội.

     2. Phối hợp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp; Phối hợp bảo đảm trật tự an toàn giao thông

     - Thời gian tới, các cấp Hội cần chủ động, phối hợp với cơ quan an toàn giao thông và các lực lượng có liên quan tại địa phương để tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, hội viên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về kiến thức liên quan đến an toàn giao thông và văn hóa giao thông. Coi đây là biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng và bền vững nhất trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên Cựu chiến binh và các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là phải kiên trì vận động cán bộ, hội viên trong việc xây dựng văn hóa giao thông là cơ sở lan tỏa trong cán bộ, hội viên và ngươi dân.

     - Tích cực tham gia cùng các lực lượng chức năng của địa phương bảo đảm an toàn tại các vị trí đường ngang, đường giao cắt với đường sắt, đường cao tốc, xóa bỏ các đường mòn lối mở tự phát. Sẵn sàng cử lực lượng tham gia cùng cơ quan chức năng (nếu cơ quan chức năng yêu cầu) để điều tiết tại các trọng điểm. các nút giao thông. Chủ động tham gia các tổ cứu hộ, cứu nạn. Phát huy vai trò giám sát của tổ chức chính trị-xã hội với những nội dung liên quan đến lĩnh vực trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông.

     3. Vận động Cựu chiến binh và nhân dân tiếp tục tham gia xây dựng và bảo vệ cơ sở hạ tầng giao thông.

     - Các cấp Hội cần tiếp tục xây dựng, duy trì hoạt động có hiệu quả và nhân rộng các mô hình như: “Cổng trường học an toàn giao thông”; “Tuyến đường dòng sông Cựu chiến binh tự quản”…Vận động các hộ Cựu chiến binh kinh doanh, xây dựng nhà ở không lấn chiếm lòng lề đường, giữ gìn đường thông hè thoáng, sáng, xanh, sạch đẹp, thiết thực góp phần xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh.

     - Tiếp tục vận động cán bộ, hội viên hiến đất, hiến công, hiến của để phát triển đường giao thông, tạo thuận tiện cho việc giao thông, góp phần giảm thiểu ùn tắc, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.

     4. Xây dựng văn hóa giao thông

     - Các cấp Hội tập trung tuyên truyền sâu, rộng các tiêu chí về văn hóa giao thông để mọi cán bộ, hội viên và nhân dân được biết.

     - Tiếp tục vận động các hội viên gương mẫu thực hiện ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông để các tầng lớp nhân dân học tập làm theo.

     - Phối hợp với Đoàn thanh niên, các cơ quan chức năng tại địa phương để tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân chấp hành nghiêm túc các quy định về trật tự an toàn giao thông và tham gia giao thông có văn hóa.

     5. Xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến

     - Thường xuyên gắn phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” với các Cuộc vận động do địa phương và các cấp Hội phát động;

     - Phối hợp với Ban an toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình đối thoại Cựu chiến binh về trật tự an toàn giao thông, giao lưu giáo dục an toàn giao thông và trao mũ bảo hiểm;

     - Thường xuyên và định kỳ các cấp Hội phối hợp với Ban An toàn giao thông cùng cấp để tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, tiến hành sơ kết, tổng kết, làm tốt công tác khen thưởng, xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả, các điển hình tập thể, cá nhân, gương tốt nhằm tạo sức lan tỏa rộng, có chiều sâu cho cuộc vận động; phấn đấu mỗi năm, mỗi đơn vị xây dựng được từ 01 đến 02 mô hình, điển hình về An toàn giao thông, văn hóa giao thông./.

                                                                                                                            Văn phòng Ban an toàn giao thông

                                                                                                                                                 Chính Lê

 

 

 

   

Ý kiến bạn đọc