Ngành Giao thông vận tải Ninh Bình triển khai thực hiện Kế hoạch số 135/KH – UBND ngày 06/9/2023; Kế hoạch số 163/KH –UBND ngày 03/11/2023 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện Chỉ thị số 23/CT –TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí Thư về tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mớ

Thứ bảy, 04/11/2023 Đã xem: 38 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

     Thực hiện Kế hoạch  số 135/KH –UBND ngày 06/9/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai chỉ thị số 23/CT-TW ngày  25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 03/11/2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, Sở Giao thông vận tải ban hành Kế hoạch 51/KH-SGTVT ngày 30/11/2023 triển khai thực hiện với các nội dung trọng tâm như sau:

     Kế hoạch đề ra mục đích yêu cầu là quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các mục tiêu, yêu cầu và giải pháp trọng tâm trong Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới. Kế hoạch số 135/KH- UBND ngày 06/9/2023; Kế hoạch số 163/KH- UBND ngày 03/11/2023 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TW, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân, tiếp tục giảm tai nạn giao thông, hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông.

     Các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở phải xác định đảm bảo trật tự, an toàn giao thông là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, toàn diện; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ hạ tầng giao thông phù hợp với quy mô, định hướng phát triển kinh tế, xã hội; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giao thông. Hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về giao thông thống nhất, thông suốt, hiệu quả; nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

     Các nhiệm vụ trọng tâm được xác định tại Kế hoạch là: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiên trì xây dựng văn hóa chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; tiếp tục giảm tai nạn giao thông, hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông và được xác định rõ trong chương trình công tác hằng năm và dài hạn của các bộ, ngành, địa phương. Tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và được xác định rõ trong chương trình công tác hàng năm và dài hạn của Sở. Yêu cầu cán bộ công chức, viên chức gương mẫu thực hiện, tích cực vận động gia đình và người thân chấp hành nghiêm túc các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, lấy việc chấp hành  pháp luật về trật tư an toàn giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác hằng năm của các cơ quan, đơn vị và cán bộ công nhân viên. Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng. Siết chặt trật tự, kỷ cương, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông và người làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông. Kịp thời kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông để có giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Thay đổi tư duy, nhận thức, phương pháp, cách làm mới, quyết liệt hơn trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là thành tố quan trọng trong đảm bảo an ninh con người, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật để phân định rõ trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ; quy định về cấp giấy phép lưu hành xe quá tải, xe quá khổ giới hạn và xe bánh xích lưu thông trên đường bộ; phân cấp, phân quyền trong vận tải đường bộ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quy định về quản lý, tổ chức giao thông đối với hệ thống đường giao thông nông thôn bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý, đồng bộ với các luật chuyên ngành và các quy định khác của Pháp Luật. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tổ chức giao thông đối với tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý; phân cấp cho cơ quan quản lý đường bộ chịu trách nhiệm tổ chức giao thông, điều chỉnh tổ chức giao thông cac tuyến đường thuộc phạm vi quản lý, nhằm đảm bảo việc tổ chức giao thông bảo đảm khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế, khắc phục kịp thời các bất cập về giao thông trong quá trình khai thác, sử dụng. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, xây dựng, văn hóa giao thông trong cộng đồng. Trước hết, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đến toàn thể nhân dân nâng cao ý thức, phẩm chất của lực lượng thực thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tiếp tục đa dạng hóa hình thức nội dung tuyên truyền, tăng cường tuyên truyền trực quan tại hiện trường qua bảng thông tin giao thông, điện tử biển báo, trạm dừng nghỉ ở nhà chờ xe buýt biển quảng cáo…và lồng ghép thông qua công tác đào tạo sát hạch lái xe, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, quản lý cảng bến thủy nội địa, công tác quản lý thanh tra chuyên ngành và các công trình giao thông. Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu cấu hạ tầng giao thông, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông. Đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung ưu tiên đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án trọng điểm về giao thông đường bộ, các trung tâm kinh tế trong tỉnh; huy động, khơi dậy nguồn lực, triển khai các công trình, dự án đột phá, trọng điểm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và của Bộ Giao thông vận tải trong công tác đầu tư xây dựng của ngành Giao thông vận tải, tập trung tham mưu để đầu tư các dự án quan trọng. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bảo đảm các mục tiêu về an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trong nội dung các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch và các quy định pháp luật khác có liên quan. Tập trung xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021- 2025. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đã được bố trí vốn, đặc biệt các công trình trọng điểm, dự án có quy mô lớn. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng thi công công trình, dự án đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư. Tăng cường phối hợp với các địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thi công. Nghiên cứu đẩy mạnh thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công – tư bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp, người sử dụng dịch vụ; đặc biệt tập trung kêu gọi đầu tư các dự án đường bộ cao tốc theo phương thức đối tác công – tư; việc sử dụng nguồn vốn nhà nước trong từng dự án cụ thể phải linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó vốn nhà nước đóng vai trò dẫn dắt là “vốn mồi” để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác theo phương châm  “Đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. Đổi mới tư duy trong quy hoạch giao thông vận tải, tối ưu về hướng tuyến đảm bảo tầm nhìn dài hạn, gắn liền với quy hoạch không gian phát triển các địa phương, tạo quỹ đất mới cho phát triển đô thị, công nghiệp du lịch, dịch vụ làm gia tăng giá trị đất đai để tạo nguồn lực đầu tư. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử lý ngay những vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng; Thực hiện công tác thẩm định thiết kế, dự toán công trình, dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ yêu cầu; thực hiện tốt công tác quản lý, theo dõi về chất lượng, tiến độ thi công, công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với các dự án. Đẩy mạnh chia sẻ thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình ô tô cho các địa phương để ứng dụng hiệu quả hơn, công tác nghiên cứu tổ chức giao thông cung cấp thông tin, hướng dẫn lưu thông trực tuyến, góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp giữa các lực lượng trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tăng cường quản lý hoạt động vận tải, nâng cao chất lượng quản lý của nhà nước đối với hoạt động vận tải, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chú trọng phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý vận tải. Phối hợp các địa phương trong công tác quản lý, phát triển giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại, thân thiện môi trường, lấy giao thông công cộng làm nền tảng; tổ chức giao thông theo hướng khuyến khích nâng cao tỷ lệ vận tải hành khách công cộng, có lộ trình tăng tỷ lệ sử dụng, tiến tới sử dụng chủ yếu các phương tiện thân thiện môi trường. Tiếp tục duy trì kiểm soát tải trọng phương tiện, chú trọng sử dụng dữ liệu thiết bị giám sát hành trình, kiểm soát phương tiện từ khâu xếp hàng, đón khách nhằm ngăn chặn các vi phạm từ gốc; giám sát, xử phạt nghiêm các vi phạm về đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền về công tác tăng cường quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện. Đổi mới, nâng cao chất lượng đăng ký, đăng kiểm, phương tiện giao thông; bảo đảm phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện giao thông, đảm bảo người điều khiển phương tiện phải hiểu biết đầy đủ pháp luật, có đủ kỹ năng tham gia giao thông. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ để kịp thời phát hiện những nội dung bất cập, đề xuất sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Chấn chỉnh có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, đề xuất giải pháp quản lý lái xe sau đào tạo. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện giao thông. Tiếp tục rà soát để kịp thời phát hiện những bất cập về tổ chức giao thông; Điều chỉnh tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của kết cấu hạ tầng giao thông; thường xuyên rà soát, nắm bắt thông tin phản ánh của nhân dân và lực lượng thực thi công vụ để kịp thời xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông nhằm nâng cao điều kiện an toàn giao thông đối với kết cấu hạ tầng giao thông. Tăng cường công tác phòng ngừa, phục ùn tắc giao thông. Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng để đầu tư có hiệu quả và bền vững; ban hành các giải pháp phòng ngừa ùn tắc giao thông tại các tuyến trọng điểm và các đô thị. Thực hiện các giải pháp để tổ chức phân luồng, phân tuyến giao thông, khoa học hợp lý, quản lý phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông, tạo không gian đi bộ trên các hè phố để người dân tiếp cận thuận lợi. Khi sử dụng phương tiện vận tải công cộng; tăng cường công tác giải pháp quản lý lòng đường, hè phố, xử lý nghiêm các vi phạm đi đôi với đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe tĩnh và sắp xếp nơi trông giữ xe, góp phần giảm ùn tắc giao thông.

      Nhằm thực hiện tốt các nội dung trong Kế hoạch, Sở Giao thông vận tải yêu cầu các phòng ban, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo Kế hoạch này chi tiết như phụ lục kèm theo. Giao Phòng Kết cấu hạ tầng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện, tham mưu cho Lãnh đạo Sở báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định./.

                                                                                                                            Văn phòng ban an toàn giao thông

                                                                                                                                           Chính Lê

 

Ý kiến bạn đọc