Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về quản lý đường thủy nội. Tăng cường quản lý hoạt động vận tải, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa từ bờ ra đảo.

Thứ ba, 02/01/2024 Đã xem: 13 | Nhận xét: 0
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

      Để tăng cường quản lý hoạt động vận tải, bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa từ bờ ra đảo. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ban hành Công văn số 02/UBATGTQG ngày 02/01/2024 yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm:

      1. Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, các đơn vị kinh doanh vận tải thủy có phương án bảo đảm năng lực vận tải chất lượng và an toàn đối với hoạt động vận tải trên tuyến từ bờ ra trong các dịp lễ, Tết và mùa du lịch; trước mắt cần tập trung bảo đảm tuyệt đối an toàn cho dịp nghỉ Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân 2024 theo Công điện số 100/CĐ ngày 05/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

      2. Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về quản lý đường thủy nội địa, quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn từ việc thực hiện những quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa nhằm nâng cao hơn nữa ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải thủy quản lý, khai thác cảng bến thủy nội địa.

      3. Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; triển khai thực hiện công tác rà soát và xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa. Tiếp tục duy trì và nghiên cứu triển khai thêm một số vị trí cấp thiết để thực hiện điều tiết, chống va trôi đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.

      4. Tổ chức quản lý chặt chẽ công tác đào tạo thuyền viên người lái phương tiện thủy nội địa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện thủy nội địa, đăch biệt là công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường thủy nội địa cho thuyền viên, người điều khiển phương tiện thủy nội địa.

      Giao các đơn vị tập trung thực hiện những nội dung sau:

      - Cục Đường Thủy nội địa Việt Nam

      + Tham mưu cho Bộ giao thông Vận tải ban hành Thông tư quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, hoạt động của Cảng vụ Đường thủy nội địa và các tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại các địa phương chưa có Cảng vụ để làm cơ sở huấn luyện, đào tạo nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước về cảng, bến thủy nội địa tại các địa phương. Báo cáo Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa đối với lỗi doanh nghiệp, chủ tàu vi phạm quy định về đăng ký vận tải; quy định về đăng ký kinh doanh lĩnh vực đường thủy nội địa đối với việc với việc doanh nghiệp, chủ tàu phải có đủ cán bộ kỹ thuật liên quan đến phương tiện, phải có đủ nhân sự huấn luyện, đào tạo, kiểm tra. Trao đổi với Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cập nhật thông tin chiều cao của sóng biển vào bản tin thời tiết theo từng vùng. Tiếp tục giao các Sở Giao thông Vận tải thực hiện các nhiệm vụ đã được ủy quyền theo Quyết định số 3632/QĐ-BGTVT ngày 01/12/2009, Quyết định số 4077/BGTVT ngày 16/11/2015 của Bộ Giao thông Vận tải.

       + Nghiên cứu, đề xuất Bộ Giao thông vận tải quy định về thu hồi biển hiệu đối với phương tiện vận chuyển khách du lịch, trong đó có quyết định thu hồi biển hiệu của phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa khi trích xuất thông tin AIS

      + Hoàn thiện hệ thống các trạm thu bờ AIS; thường xuyên duy tu, kiểm tra và khắc phục lỗi kết nối nhằm bảo đảm trạng thái hoạt động tốt để phục vụ cho công tác giám sát tuyến hành trình của các tàu theo phạm vi quản lý.

      + Chỉ đạo Cảng vụ thủy đường thủy nội địa trực thuộc thường xuyên khai thác thông tin AIS để hỗ trợ công tác bảo đảm an toàn, an ninh, nhất là phục vụ công tác điều tra  giải quyết tai nạn, tìm kiếm cứu nạn và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa.

       - Cục Hàng hải Việt Nam.

      + Nghiên cứu, đề xuất Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Phụ lục 1 Thông tư  số 24/2022/TT-BGTVT ngày 13 tháng 10 năm 2022 cho các phương tiện thủy nội địa cấp VR –SB đảm bảo các điều kiện an toàn hoạt động được hành trình trên tuyến vận tải từ Rạch Giá – Phú Quốc.

      + Xử lý, khắc phục đối với tình trạng tín hiệu không ổn định tại các khu vực tín hiệu còn kém và có phương án mở rộng tầm bao phủ của tín hiệu AIS tại các vùng chưa được bao phủ tín hiệu AIS, đảm bảo tín hiệu AIS của tàu thuyền duy trì xuyên suốt và ổn định 24/24 theo quy định.

      + Chỉ đạo Cảng vụ hàng hải thường xuyên khai thác thông tin AIS để hỗ trợ công tác bảo đảm an toàn, an ninh, nhất là phục vụ công tác điều tra giải quyết tai nạn, tìm kiếm cứu nạn và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

      - Cục đăng kiểm Việt Nam nghiên cứu đề xuất Bộ Giao thông vận tải giải pháp thiết kế tàu khách cao tốc mang cấp VR-SB có thể đảm bảo khách hành khách dễ dàng thoát hiểm và thuận lợi trong công tác tìm kiếm, cứu nạn khi xảy ra tai nạn sự cố.

      - Cục Cảnh sát giao thông chỉ đạo lực lượng cảnh sát đường thủy toàn quốc tăng cường tuần tra kiểm soát, đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành giữa 3 lực lượng Cảnh sát đường thủy - Đường thủy nội địa - Đăng kiểm kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trên các tuyến đường thủy nội địa từ bờ ra đảo.

      - Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam.

      + Nghiên cứu đề xuất Bộ Giao thông vận tải nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và mềm quản lý, khai thác thông tin AIS không giới hạn số tàu lưu trữ của một tài khoản AIS; cho phép nhiều thiết bị truy cập trong cùng một tài khoản quản lý của Cảng vụ Hàng hải (tối thiểu là 5 thiết bị) nhằm phục vụ tốt cho công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu thuyền hoạt động tại khu vùng nước trách nhiệm được giao.

      + Hỗ trợ Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý và khai thác thông tin AIS theo quy định tại điều 4 thông tư số 17/2018/TT-BGTVT ngày 09/04/2018  của Bộ Giao thông vận tải theo quy định về quản lý, khai thác thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền.

      - Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố ven biển và có tuyến vận tải từ bờ ra đảo. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể. 

      + Tăng cường biên chế cho Sở giao thông vận tải để thành lập hệ thống cảng vụ địa phương, nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước về cảng, bến thủy nội địa; thường xuyên kiểm tra, thanh tra các điều kiện đảm bảo an toàn của cảng, bến và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa.

      + Tổ chức tuyên truyền, ký cam kết cho các đơn vị kinh doanh vận tải, kinh doanh cảng, bến thủy nội địa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa; khi đưa phương tiện,cảng,  bến thủy nội địa vào hoạt động phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn.

      + Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ phao áo, dụng cụ cứu nổi cứu sinh, để phát miễn phí cho người dân thường xuyên tham gia giao thông đường thủy nội địa. Qua đó làm chuyển biến nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông đường thủy, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, xây dựng và hình thành văn hóa giao thông đường thủy trong cộng đồng./.

                                                                                                                     Văn phòng Ban an toàn giao thông

                                                                                                                                      Phượng Phạm

Ý kiến bạn đọc